Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
'Tranh chấp biển Đông không thể giải quyết riêng lẻ'
Các học giả quốc tế cho rằng, tranh chấp chủ quyền biển, trong đó có biển Đông, đang ngày càng tạo thêm khó khăn cho việc thực thi an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên vấn đề này không thể giải quyết riêng lẻ từng quốc gia.

 


 


Chiều 30/3, Hội thảo quốc tế “An ninh hàng hải tại Đông Nam Á: An toàn hàng hải và môi trường biển” đã kết thúc tại TP Sài Gòn sau 8 phiên thảo luận. Hội nghị có 13 tham luận và hơn 80 lượt ý kiến đóng góp của 35 đại biểu đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.


 


Vấn đề được "mổ xẻ" nhiều nhất là khuôn khổ pháp lý cho an ninh và an toàn môi trường biển. Nhiều ý kiến cho rằng, sự tồn tại của các tranh chấp chủ quyền biển đang tạo thêm khó khăn trong việc thực thi an toàn hàng hải và quản lý, bảo vệ môi trường. Theo các chuyên gia, giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm góp phần tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Hàng loạt khuôn khổ pháp lý cũng được đề xuất dùng làm cơ sở giải quyết các tranh chấp trên biển.


 











Đại diện Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, Carl Baker (ngồi thứ tư từ trái qua), phát biểu ở hội thảo An ninh hàng hải tại Đông Nam Á: an toàn hàng hải và môi trường biển. Ảnh: Vũ Lê

 


Các học giả phân tích, Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, các công ước của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO là những khuôn khổ pháp lý quan trọng cho an ninh và an toàn môi trường biển. Bởi lẽ, trong đó có quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong vùng biển và ven biển.


 


Bên cạnh luật về biển của quốc tế, các nước Đông Nam Á cũng đã thiết lập một số khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển. Đó là các cơ chế hợp tác của ASEAN/ARF, bản Ghi nhớ Tokyo về kiểm soát của các quốc gia cảng biển, Hiệp định ReCAAP về chống cướp biển và cướp có vũ trang trên biển đối với tàu thuyền trong khu vực Châu Á...

 




Các chuyên gia quốc tế cũng nhấn mạnh, một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường biển và hàng hải an toàn là ý chí chính trị của các quốc gia trong việc phối hợp chính sách và hành động.


 


Theo đó, thách thức về an toàn hàng hải và các mối đe dọa đối với môi trường biển hiện nay đều cần sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức và quốc gia chứ không thể giải quyết đơn phương, riêng lẻ.


 


Điển hình là sáng kiến hợp tác bảo vệ môi trường biển trong khu vực Tam giác san hô – Biển Đông nhằm bảo vệ môi trường biển và bảo tồn các loài cá. Hay dự án “Xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo đáy” được thực hiện bởi 5 quốc gia thành viên là Indonesia, Philippines, Papua New Ghine, Thái Lan và Việt Nam.


 


Nhiều đại biểu đề xuất nên thúc đẩy hợp tác lựa chọn nên theo thứ tự từ dễ đến khó, ưu tiên các biện pháp khẩn cấp, các lĩnh vực phi truyền thống. Ngoài ra, những biện pháp hợp tác lâu dài về các lĩnh vực như bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ môi trường biển, xây dựng năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển… cũng cần được đẩy mạnh.



 


Để đảm bảo tính khả thi của các mô hình hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển, các đại biểu khuyến nghị đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của các chính phủ với doanh nghiệp. Trọng tâm sẽ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, thuỷ sản, dầu khí. Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đề xuất sự tham gia của các tổ chức quốc tế và khu vực. Theo đó, Liên Hiệp quốc, IMO, ASEAN, SEAFDEC cũng có thể trợ giúp kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn hảng hải và môi trường.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam khẳng định chủ quyền ở khu vực giao Ấn Độ thăm dò tại Biển Đông  (30-03-2012)
    Cựu chủ tịch Vinashin: 'Tôi đã ký sai' (28-03-2012)
    Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm' (27-03-2012)
    Tàu Hoa Sen nghìn tỷ vẫn nằm phơi bãi (27-03-2012)
    Cựu chủ tịch HĐQT Vinashin sắp hầu tòa (25-03-2012)
    Vụ xử Vinashin sẽ không trấn an được giới đầu tư  (25-03-2012)
    Việt Nam: Lạm phát giảm xuống còn khoảng 14%  (24-03-2012)
    Việt Nam : Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin vào ngày 27/3  (23-03-2012)
    ‘Kiểm ngư sẽ tham gia giải quyết tranh chấp trên biển’ (22-03-2012)
    Tổng thống Miến Điện đến Việt Nam, chặng đầu vòng công du ba nước ASEAN  (21-03-2012)
    Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Hàn (20-03-2012)
    Việt Nam cho ra lò mẻ aluminium đầu tiên vào tháng Tư  (16-03-2012)
    Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa  (16-03-2012)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm Hoàng Sa  (15-03-2012)
    Ấn Độ bày tỏ quyết tâm hợp tác về dầu khí với Việt Nam (08-03-2012)
    Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất (06-03-2012)
    Việt Nam sẽ sáp nhập các ngân hàng thương mại nếu nợ xấu gia tăng  (29-02-2012)
    Chủ tịch huyện Tiên Lãng bị đề nghị cách chức (25-02-2012)
    Hải Phòng dừng thu hồi, giao đất nuôi trồng thủy sản (25-02-2012)
    'Chỉ có thể buộc ông Vươn tội cố ý gây thương tích' (25-02-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153143139.